Khi kiểm tra xong và được thông báo như trên là website đã tối ưu thân thiện với di động.
17. Khai báo tracking, schema
Đây là yếu tố liên quan một chút đến bài hôm trước phần Schema. Khi chúng ta tạo xong nội dung chúng ta cần định nghĩa nội dung để Google hiểu.
Vậy nên chúng ta cần đưa mã code schema vào. Để hiểu rõ hơn các bạn đọc nội dung của Google hướng dẫn các nội dung khác nhau.
Schema khai báo
Ví dụ trên là đoạn dữ liệu cấu trúc khai báo với Google đây là nội dung báo chí.
Google sẽ index xuất hiện trên kết quả tìm kiếm ở mục báo chí cho người dùng tìm kiếm.
Google đề xuất
Ảnh trên là phần tin tức được Google index đề xuất cho người dùng tìm kiếm iphone 12.
Tương tự các nội dung về sản phẩm, mua hàng, … đều có mã code schema định nghĩa cấu trúc dữ liệu của nó.
Chúng ta liên hệ với kỹ thuật để tích hợp mã code schema một cách tự động sẽ tốt hơn.
18. Social share – tín hiệu xã hội
Tín hiệu xã hội là các tương tác của người dùng với website trên mạng xã hội như facebook, twetter, linkedin, … và ở các trang review.
Bên cạnh đó traffic thực từ các kênh về website cũng là yếu tố rất quan trọng để Google xếp hạng.
Yếu tố search từ khóa liên quan đến thương hiệu chứng tỏ cho Google thấy thương hiệu đang được nhiều người biết đến.
Để kiểm tra chúng ta sử dụng các công cụ điếm lượt tương tác như sharedcount.com chẳng hạn.
sharedcount.com
Để đếm lượt truy cập và dặt biệt là từ nguồn tìm trực tiếp tên thương hiệu chúng ta sử dụng Google Analytics hoặc Google Seach Console.
Từ khóa đề xuất thương hiệu
Tóm lại Google vì muốn biết thương hiệu và website có thật hay không nên họ phải theo dõi các tương tác thật.
Chúng ta cũng nắm được rằng SEO không thể tách rời với Marketing và kinh doanh được, mà phải kết hợp với nhau.
19. Các vấn đề khác thuộc Operation
Thẻ canonical: Đây là thẻ để thông báo cho Google biết chỉ có một Links duy nhất là link chính.
Link này là link gốc và nội dung là chuẩn. Các trang khác không index và lấy nội dung của trang gốc.
Việc này sẽ thông báo cho Google biết về trùng lặp nội dung có đủ đích và đừng index trang phụ.
Ví dụ: Trang chính là https://www.thegioididong.com/samsung/ và có thêm trang phụ chạy ads là https://www.thegioididong.com/samsung/?utm_source=googleads
Trang phụ chạy ads có nguồn là Google ads đang trùng nội dung với trang chính; nên trong code html của trang cần có mã canonical để thông báo với Google.